Khu du lịch quốc gia (DLQG) Vịnh Xuân Đài phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 35 nghìn lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2025 đạt trên 400 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 900 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030. Khu DLQG Vịnh Xuân Đài thuộc địa bàn thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An; có ranh giới được xác định: Phía Bắc bao gồm toàn bộ bán đảo Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu; phía Đông giáp biển; phía Tây lấy quốc lộ 1A làm ranh giới, từ khu vực Gành Đỏ (phường Xuân Đài) đến hết phường Xuân Yên của thị xã Sông Cầu; phía Nam lấy tuyến đường bộ ven biển làm ranh giới, bao gồm các xã: An Ninh Đông và An Ninh Tây (huyện Tuy An) giáp với thị xã Sông Cầu. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu DLQG là 1.200 ha (chưa bao gồm diện tích mặt nước). Mục tiêu đến năm 2025, Vịnh Xuân Đài đón khoảng 850 nghìn lượt khách, trong đó khoảng 25 nghìn lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 35 nghìn lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2025 đạt trên 400 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 900 tỷ đồng. Trong đó, thị trường khách du lịch nội địa tập trung khai thác thị trường khách du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các đô thị phía Bắc, các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và khách nội tỉnh; từng bước mở rộng ra các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long; trong đó tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch cuối tuần, du lịch tham quan trải nghiệm trên vịnh, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Thị trường khách quốc tế chú trọng thu hút thị trường khách Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu; tập trung khai thác, thu hút thị trường gần như Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản); tiếp cận và khai thác thị trường Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia) qua các tỉnh Tây Nguyên; trong đó tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, khám phá, tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Phát triển sản phẩm du lịch, trong đó, sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ dưỡng trên vịnh như du thuyền, nhà nổi (bungalow); các khu nghỉ dưỡng đặc thù gắn với đá: Khu nghỉ dưỡng đá, khu nghỉ dưỡng đá kết hợp thiền...; các khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập trên bờ: Khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn cao cấp, khu spa cao cấp; du lịch tham quan, trải nghiệm trên vịnh; du lịch thể thao, vui chơi giải trí; du lịch sinh thái: Lặn biển ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển... với dịch vụ cao cấp và quy định nghiêm ngặt; ngắm cảnh, chụp ảnh các rạn san hô gần bờ, các sinh vật biển...; đi bộ, dã ngoại, cắm trại, quan sát động, thực vật trong rừng; du lịch văn hóa - lịch sử: Tham quan di tích thắng cảnh quốc gia Gành Đá Đĩa, tìm hiểu không gian văn hóa đá; tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, các di tích khảo cổ, di tích lịch sử; du lịch gắn với văn hóa ẩm thực, thưởng thức văn hóa ẩm thực và đặc sản biển. Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp chủ yếu như: Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch; giải pháp cơ chế, chính sách về thuế, đầu tư, huy động vốn đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng; giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng du lịch; giải pháp về nguồn nhân lực.../. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn